Liên kết ngoài

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Có nên ngưng thuốc để thay bằng thực phẩm chức năng?

Tôi bị tăng huyết áp vô căn và không ổn định, phẫu thuật bắc cầu 10 năm trước, từ đó đến nay uống thuốc kháng đông để ngăn hình thành cục máu đông.  Champs Sports coupons       


Tôi đo huyết áp đều 2-3 lần mỗi ngày với chỉ số 150÷180/60÷70, mạch 50÷70 l/p. Ngoài thuốc uống theo chế độ bảo hiểm y tế, tôi dùng thêm thực phẩm chức năng có tác dụng phòng và chống cục máu đông, làm hạ huyết áp nhẹ, tăng tuần hoàn mạch máu não. Tuy nhiên tôi cũng nghe nói dùng song song các loại thực phẩm chức năng này với thuốc chống đông sẽ có tác dụng cộng hợp, làm tăng chảy máu, nhất là máu não, màng cứng và mắt. Tôi rất lo, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Xin trân trọng cảm ơn. (nguyenchandong).


Ảnh minh họa: Menshealth.


Trả lời:

Chào bạn,

Để trả lời cụ thể trường hợp bệnh lý của bạn tôi cần thêm một số thông tin cụ thể như tuổi tác, ca mổ 10 năm rồi đã bắc mấy cầu; đang sử dụng thuốc bảo hiểm y tế gồm những thuốc gì, hàm lượng ngày bao nhiêu viên; tiền sử có bệnh lý dạ dày tá tràng không?

Về cơ bản tôi xin chia sẻ với bạn một số vấn đề như sau: Thuốc là hoạt chất Gingo biloba, còn thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không thay thế được thuốc chữa bệnh. Bạn uống thuốc bảo hiểm y tế cùng thực phẩm chức năng có chung tác dụng tăng tuần hoàn não, phòng ngừa và tiêu huyết khối, giảm cholesterol cải thiện trí nhớ, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng rối loạn đông máu.

Thuốc Aspirin 81mg và Statin có tác dụng phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, phòng tắc mạch do cục máu đông ở những bệnh nhân mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, có tiền sử tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Bạn nên đem tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng đến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng. Các thực phẩm chức năng trên nếu muốn bổ sung cần có chỉ định của bác sĩ điều trị. Xin nhấn mạnh rằng không được tự ý thay thế thuốc chữa bệnh bằng thực phẩm chức năng.

Quy trình báo động đỏ cứu sống sản phụ sốt xuất huyết

Thai phụ chuyển dạ trong khi đang bị sốt xuất huyết nặng, có nguy cơ băng huyết, Bệnh viện Nhân dân Gia Định kích hoạt quy trình báo động đỏ hội chẩn liên viện ngay trên bàn mổ bắt con.

Thai phụ sốt xuất huyết thoát chết vượt cạn / Dấu hiệu trở nặng của bệnh sốt xuất huyết

Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) cho biết thai phụ nhập viện ngày 31/10 ở tuần thứ 39 của thai kỳ, bị sốt xuất huyết ngày thứ hai. Đây là lần sinh con thứ hai của chị, thai nhi ước lượng 3,5 kg.

Ngày 4/11, sản phụ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ trong tình trạng sốt xuất huyết đến ngày thứ 6 và giảm tiểu cầu. Chị được truyền tiểu cầu liên tục nhưng tình hình không cải thiện nhiều. Tối cùng ngày bác sĩ chỉ định mổ bắt con do thai nhi bất xứng đầu chậu, mẹ có khả năng băng huyết và nguy cơ cho em bé rất cao. hideal.net    

Đánh giá đây là ca mổ có thể diễn biến phức tạp nên bện h viện đã triển khai quy trình báo động đỏ, hội chẩn liên viện. Các bệnh viện Nhiệt đới, Truyền máu Huyết học đều cử bác sĩ đến cùng đồng nghiệp ở Nhân dân Gia Định hội chẩn liên viện ngay tại bàn mổ. Bệnh viện Truyền máu Huyết học đã huy động cấp đủ tiểu cầu nhóm máu B để nâng tiểu cầu lên mức an toàn cho sản phụ trong khi phẫu thuật. 

Trong quá trình mổ lấy thai, bệnh nhân mất gần 2 lít máu do bệnh lý sốt xuất huyết, giảm số lượng và chức năng tiểu cầu. Nhờ các bác sĩ đã chủ động phòng ngừa băng huyết, bù tiểu cầu, hồng cầu lắng… tình trạng chảy máu của sản phụ được kiểm soát tốt.

Bé trai nặng 3,7 kg chào đời trong niềm vui mừng của ê kíp phẫu thuật và gia đình bệnh nhân. Hiện sức khỏe mẹ và bé ổn định, bé đang được theo dõi chăm sóc tại khoa bệnh lý sơ sinh. "Quy trình cảnh báo nguy cơ cao, phối hợp tốt liên bệnh viện chuyên khoa, đặc biệt là được cung ứng kịp thời máu và chế phẩm của máu trong cấp cứu, đã giúp mẹ tròn con vuông", bác sĩ Dũng chia sẻ.

Mới đây, một sản phụ chuyển dạ khi sốt xuất huyết ngày thứ 6 đã chật vật thoát cửa tử để hạ sinh bé trai 3,7 kg tại Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM). Các bác sĩ khuyến cáo, trước kia sốt xuất huyết chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng gần đây bệnh xuất hiện ở cả người lớn. Thai phụ không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh với hàng loạt ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi, nhất là trong giai đoạn gần sinh nở.

Nhiều thai phụ mắc sốt xuất huyết

Mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có bà bầu bị sốt xuất huyết phải nhập viện, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. 


Theo tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu thuyên giảm, trong số này có nhiều trường hợp là thai phụ. Chỉ tính riêng 3 tuần đầu của tháng 11, có tới gần 30 bệnh nhân đang có thai hoặc liên quan đến thai sản phải nằm điều trị. Gần như ngày nào cũng có 1, 2 ca sốt xuất huyết là bà bầu đến khám và nhập viện tại khoa.
oupon codes         
Nhập viện trong tình trạng toàn thân phù to, có các mảng, nốt xuất huyết dưới da, ra máu âm đạo, khó thở, sốt cao 39,5 độ C, chị Hà 31 tuổi là ca sốt xuất huyết nặng nhất từ đầu mùa dịch tới nay. Bệnh xuất hiện khi bà bầu bị tiền sản giật, phải mổ đẻ non lại sinh đôi, đe dọa tính mạng của cả mẹ con. Sau một tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy kịch.


Gần như ngày nào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng có bệnh nhân sốt xuất huyết là bà bầu đến khám và nhập viện. Ảnh: Mai Thanh.


Những thai phụ mắc sốt xuất huyết như chị Hà không phải hiếm gặp trong đợt dịch sốt xuất huyết kéo dài đợt này tại miền Bắc. Khi có bầu, sức đề kháng của chị em giảm xuống nên dễ mắc bệnh, trong đó có sốt xuất huyết. Đây là bệnh hết sức nguy hiểm vì thế nếu nghi ngờ mắc bệnh thai phụ sẽ được nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Phụ nữ mang thai những tháng đầu bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như: chảy máu khó cầm, rau bong non, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh.

Vì thế, quan trọng nhất là chị em đang có thai nên tránh bị sốt xuất huyết. Bà bầu nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt loăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh.

Theo thống kê Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại 56 trên 63 tỉnh thành, gần 50.000 ca mắc và cướp đi sinh mạng của 47 người, tăng cao so với năm 2014. Dự báo Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu và đợt El Nino mạnh nhất gây sức tàn phá lớn nhất từ trước đến nay. Điều này làm ảnh hưởng đến cơ cấu dịch bệnh, trong đó có sốt xuất huyết.

Tiến sĩ Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, kéo dài không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước thế giới. Có nơi nhiều năm dịch không xuất hiện nhưng năm 2015 lại xảy ra như Ai Cập; một số nước châu Âu, nơi có khí hậu lạnh cũng ghi nhận ca bệnh. Singapore là nước có điều kiện vệ sinh môi trường sạch sẽ nhưng dịch năm nay cũng tăng 28%; Hong Kong cũng tăng đến 125% so với năm ngoái.

Văcxin sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới

Bộ Y tế Mexico chính thức công nhận văcxin đầu tiên chống lại loại virus khiến 100 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết mỗi năm.  coupon promo code


Trước đó, văcxin đã được thử nghiệm trên 40.000 bệnh nhân ở 15 quốc gia, Fox News đưa tin. Ủy ban Liên bang về Bảo vệ chống lại rủi ro sức khỏe (COFEPRIS) của Mexico tuyên bố hôm 9/12 rằng văcxin đã được chứng minh an toàn và hiệu quả, tuy nhiên chưa nêu rõ tên thuốc. Trong một thông báo khác, tập đoàn Sanofi Pasteur ở Lyon (Pháp) tiết lộ đây là loại văcxin Dengvaxia do hãng phát triển.


Ảnh: Fox News.


Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào cuối năm 2014, Dengvaxia có tỷ lệ phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả đạt 60,8%, đặc biệt hữu ích để ngăn tái phát bệnh. Văcxin được dùng chủ yếu cho nhóm tuổi từ 9 đến 45, ưu tiên những vùng dễ phát sinh bệnh.

COFEPRIS nhận định loại văcxin mới được công nhận sẽ giúp Mexico giảm 104 ca sốt xuất huyết tử vong, 8.000 trường hợp nhập viện và tiết kiệm 65 triệu USD cho chi phí y tế.

5 năm chữa chấn thương lưng của diễn viên ‘Những đứa con biệt động Sài Gòn’

Hai tên cướp đi xe máy giật chiếc túi xách bỏ chạy, Đắc Di đuổi theo bắt được; cảnh quay này khiến nam diễn viên Bá Cường bị chấn thương nặng vì hở 3 đốt sống lưng.


5 năm trôi qua, hiện mỗi ngày chàng diễn viên 32 tuổi phải mất 6 tiếng đồng hồ đến bệnh viện và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu ở nhà. Buổi quay định mệnh năm ấy Bá Cường thủ vai Đắc Di trong bộ phim “Những đứa con biệt động Sài Gòn”. Trong kịch bản, chàng trai đang ngồi nói chuyện cùng bạn gái thì bất ngờ hai tên cướp chạy xe máy đến giật chiếc túi xách. Đắc Di đuổi theo để bắt cướp.   Champs Sports coupons 
Quay đến gần cảnh cuối Đắc Di bắt được cướp, Bá Cường thấy lưng mình đau nhói rồi nằm im mà không thể cử động và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Kết quả chụp phim cho thấy anh bị chấn thương, hở 3 đốt sống lưng. Bác sĩ khuyến cáo không được hoạt động nặng trong một thời gian dài để theo dõi và điều trị. Chấn thương khiến chàng diễn viên đang nổi tiếng phải tạm dừng công việc.


Diễn viên Bá Cường trong phim Những đứa con biệt động Sài Gòn. Ảnh: A.N


Gia đình sống ở miền Trung, vợ chồng chia tay nên suốt mấy năm qua, một mình Bá Cường phải chống chọi với bệnh tật trong cô đơn, buồn tủi. Anh có mặt tại hầu hết các bệnh viện ở TP HCM, Hà Nội… để điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm. “Ho cũng đau, hắt xì cũng đau chứ đừng nói gì đến việc đi lại hay vận động. Ai chỉ ở đâu có thể điều trị hết bệnh là tôi tìm đến. Đông y có, Tây y có, hai thứ kết hợp cũng có nhưng vẫn không hết bệnh”, nam diễn viên chia sẻ.

Bên cạnh đau đớn vì bệnh tật hành hạ, Bá Cường còn phải đối diện nỗi buồn vì không thể theo tiếp nghề nghiệp đam mê. Vì nhớ nghề và cần chi phí điều trị bệnh, chàng diễn viên "đánh liều" nhận vai khi sức khỏe tạm ổn. Các bác sĩ chuyên trị chấn thương thể thao đã chích thuốc giảm đau và cho thuốc uống để giúp anh có đủ sức khỏe hoàn thành vai diễn của mình.


Dù bị thương, Bá Cường vẫn cố gắng đóng phim. Ảnh: A.N


Khi đóng phim “Hãy để anh yêu em”, chấn thương tái phát, Bá Cường phải nhờ đồng nghiệp cõng đến phim trường. Phim này Cường chỉ ngồi im thoại chứ không thể đi lại được. Trong lần tái khám cách đây một tuần, các bác sĩ kết luận anh bị thoái hóa 3 đốt sống và chệch đĩa đệm.

“Tai nạn nghề nghiệp là điều khó lường trước. Tôi hối tiếc bởi nếu mình khởi động kỹ hơn, có chế độ bảo hộ tốt hơn khi thực hiện cảnh quay và cẩn thận hơn một chút thì có lẽ đã không chấn thương như thế này”, nam diễn viên bộc bạch.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Sau khi uống rượu đừng dùng cà phê

Hỗn hợp rượu - cà phê vào cơ thể gây tình trạng "tỉnh giả", ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bạn kiệt sức vào ngày hôm sau.  suc khoe doi song   


Sau khi uống vài chén trong bữa ăn, có thể bạn sẽ dùng cà phê với hy vọng tỉnh táo hơn. Thế nhưng theo Men's Health, đó hoàn toàn không phải là lựa chọn khôn ngoan.


Ảnh: Men's Health.


Tiến sĩ Robert Swift từ Đại học Brown (Mỹ) giải thích, cà phê chỉ "đánh lừa" cảm giác khiến bạn nghĩ mình không say dù thực sự đã quá chén. Nguyên nhân là khi bạn uống rượu, chất cồn gửi tín hiệu về não để tăng lượng dopamine, từ đó sản xuất một chất hóa học có tên AMP vòng. AMP vòng kích thích hoạt động não nên bạn sẽ vui vẻ hơn, nói nhiều hơn và tràn đầy năng lượng.

Để chắc chắn bộ não không "quá tải", cơ thể duy trì lượng AMP vòng ở mức nhất định nhờ các enzim đặc biệt. Đến khi ngừng uống rượu, chất cồn bắt đầu giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kìm hãm quy trình xử lý của não bộ. Bạn dần cảm thấy mệt mỏi và phản ứng chậm chạp.

Nếu sau khi uống rượu bạn lại dùng cà phê, các enzim đặc biệt kiểm soát lượng AMP vòng sẽ bị khóa lại. Chất caffeine làm tăng hưng phấn và giảm tác dụng an thần của rượu nhưng không hạ bớt lượng cồn trong máu. Bạn say vẫn hoàn say.Tin nhanh       

Hỗn hợp cà phê - rượu còn ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bạn tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó có thể ngủ lại. Kết quả là ngày hôm sau bạn thức giấc trong trạng thái kiệt sức vì cơn say tồi tệ. Cũng đừng quên rằng cả rượu lẫn cà phê đều dẫn đến mất nước.

Tốt nhất, một khi đã uống rượu bạn đừng nên động đến cà phê. Trong trường hợp bắt buộc, hãy dùng ít nhất có thể.

Lưu ý khi tập thể dục vào mùa lạnh

Vào mùa lạnh, "làm nóng" cơ thể trước khi tập luyện là điều không thể bỏ qua, cũng đừng quên uống nước để tránh hạ thân nhiệt.  suc khoe gia dinh     

Tập thể dục vào mùa lạnh có thể đem đến cảm giác cơ bắp tê liệt và sự khó chịu đau đớn do khí lạnh tràn vào phổi. Theo Detail, bạn không nên bỏ thói quen tốt này mà chỉ cần lưu ý những điều dưới đây.


Ảnh: She Knows.


Khởi động kỹ

Khởi động trước khi tập luyện là điều bắt buộc. Vào mùa đông, tầm quan trọng của việc "làm nóng" tăng lên gấp đôi. "Cơ bắp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiệt độ", tiến sĩ Sean Robinson từ Đại học Oregon (Mỹ) cho biết, "Khởi động cẩn thận sẽ tạo nên điều kỳ diệu cho cơ bắp của bạn".

Lắng nghe phổi

Cơ bắp không phải là phần cơ thể duy nhất chịu tác động của thời tiết. Không khí khô, lạnh có thể khiến bạn bị đau họng và đau phổi. Không phải lúc nào đây cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, bạn cũng không nên chủ quan. "Một số người dễ bị co thắt phế quản dẫn đến đau đớn, ho và thở gấp. Vài cá nhân khác lại thích ứng nhanh rồi tiếp tục tập luyện như bình thường", tiến sĩ Robinson giải thích. Nếu bị ho, khó thở và đau kéo dài, bạn hãy gặp bác sĩ.

Uống đủ nước để tránh hạ thân nhiệt

Khi trời nóng, luyện tập khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi nhắc nhở bạn phải uống nước. Trời trở rét, bạn nhiều khi không chú ý đến mồ hôi do mặc nhiều lớp áo, từ đó quên bù nước. "Uống nước rất quan trọng cả trong mùa nóng lẫn lạnh", tiến sĩ Robinson nói, "Bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bạn nghĩ". Khi mất nước, cơ thể có nguy cơ bị hạ nhiệt. Vì vậy hãy luôn chắc chắn mình nạp đủ nước.

Chọn đúng quần áo

Để tránh bị hạ thân nhiệt và phòng ngừa những căn bệnh như cảm cúm, cần chọn lựa quần áo một cách cẩn thận. Đừng mặc chất liệu 100% cotton vì mồ hôi không thể bay hơi khiến cơ thể nhiễm lạnh. Tốt nhất hãy dùng chất liệu cotton pha với polyester để giữ ấm và tạo cảm giác thoải mái.

Tập xong hãy thay quần áo khô càng sớm càng tốt. Trong trường hợp tập ở ngoài trời và không muốn trở vào nhà ngay, bạn nên mang theo một chiếc khăn khô cùng áo khoác để giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.

Lưu ý, không nên tập thể dục nếu sốt 38 độ C. Thấy cổ họng bị khô hoặc cơ thể lạnh, hãy uống nước nóng như trà.

Dấu hiệu bạn đang thở sai cách

Thở bằng miệng là cách thở không đúng, có hại cho sức khỏe vì sẽ gây ra các vấn đề răng lợi cùng rối loạn giấc ngủ.  coupon promo code 



Thở không dễ như bạn từng nghĩ. Kể cả những người thuộc nhóm máu A nổi tiếng là cẩn thận, kỹ tính vẫn có thể thở sai cách mà không biết. Dưới đây là 4 lỗi khi thở bạn nên sửa do trang MSN đưa ra.


Ảnh: mindbodycoach.org.


Hít vào quá sâu

Ở trong lớp tập yoga, nhiều người có thói quen cố gắng hít vào thật sâu để tĩnh tâm theo lời người hướng dẫn. Đây thực chất là điều không nên làm. Theo Patrick McKeown, tác giả cuốn ​The Oxygen Advantage​, hơi thở sâu là hơi thở căng thẳng. "Chúng ta nghĩ rằng đưa càng nhiều không khí vào cơ thể càng tốt, thế nhưng khối lượng thở sẽ bị thay đổi, nồng độ CO2 tăng lên quá nhiều có thể khiến oxy bị cạn kiệt", ông giải thích. Tốt nhất, bạn nên thở nhẹ nhàng, ổn định và sử dụng cơ hoành.

Thở bằng ngực

Khi thở, hãy để ý xem ngực hay bụng chuyển động. Nếu là ngực, bạn đã thở sai cách. Để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra bằng cách đứng dậy và đặt tay lên bụng như Michael Roizen, đồng tác giả cuốn You: Staying Young gợi ý. Bụng hóp lại khi hít vào là bằng chứng cho thấy bạn đang dùng ngực vì khi thở đúng và cơ hoành được sử dụng, bụng của bạn sẽ căng lên. "Nếu thở bằng ngực, bạn không hề cử động phần ba phía dưới của phổi", Roizen cho biết. "Không khí chỉ đi đến phần trên của phổi khiến phần dưới có nguy cơ bị nhiễm trùng".

Tập thở trong khi nằm là điều cần thiết nhằm điều chỉnh cách thở. Bạn nằm ngửa, đặt bàn tay hoặc một đồ vật nhẹ như vỏ chai rỗng lên bụng, hít thở sao cho bụng nâng chiếc vỏ chai lên xuống. Nếu món đồ bị rơi, hãy nhặt lên và tiếp tục thực hiện. Dần dần, bạn hãy thực hành cả khi ngồi để xây dựng thói quen mới.

Thở bằng miệng

Thở bằng miệng gây khô miệng, viêm lợi. Trẻ em có thói quen này rất dễ phát triển hàm răng khấp khểnh. Thở bằng miệng có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ hoặc cơ thể mất nước, gián đoạn giấc ngủ khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy. Ngoài ra, chúng ta sẽ không thể hấp thụ oxit nitric có tác dụng liên kết tế bào, hạ huyết áp, tăng cường chất lượng giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.

Để ép bản thân thở bằng mũi, bạn hãy ngậm nhẹ một tờ giấy khi đi ngủ. Duy trì đều đặn trong vài tháng, sau đó giảm dần số ngày ngậm giấy cho đến khi bạn thấy mình có thể chủ động thở đúng cách.

Thở quá ít

Trung bình một người lớn hít vào 8-12 lần mỗi phút. Nếu bạn thở ít hơn con số này, não có thể bị thiếu oxy khiến bạn ngáp nhiều mà không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, hãy ngáp thật lớn để cơ thể sẽ được thư giãn và tiếp nhận nhiều không khí hơn.

Tóm lại, cách thở đúng là thở nhẹ nhàng từ tốn, sử dụng mũi cùng cơ hoành thay cho miệng và ngực. Thêm vào đó, bạn nên nằm nghiêng khi ngủ vì sẽ tốt hơn cho hệ hô hấp.

Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm hay 3 năm một lần

Một số chuyên gia Mỹ cho rằng khám sức khỏe hàng năm chưa hẳn là cần thiết; mà người từ 18 đến dưới 50 tuổi nếu sức khỏe ổn định có thể 3 năm khám một lần. 

Bạn có nên khám định kỳ hàng năm? Today dẫn lời các chuyên gia sức khỏe cho biết điều này đôi khi không cần thiết và tốn kém một cách vô ích.


Ảnh: Woman's Day.


Giáo sư Ezekiel Emanuel từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) đánh giá những bài kiểm tra thể chất hàng năm "về cơ bản là vô giá trị". Ông giải thích: "Tôi không nói bạn không cần kiểm tra nếu có vấn đề sức khỏe. Tôi muốn đề cập đến việc đi khám như một thói quen mà chẳng có mục đích gì". Tuy nhiên không phải ai cũng có quan điểm như vậy. Tiến sĩ Alan Gorol từ Đại học Havard tin rằng khám định kỳ là cơ hội để "tái khẳng định mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh".

Nhìn chung, người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến dưới 50 đi kiểm tra 3 năm một lần là đủ. Nếu bị bệnh và trên 50 tuổi, bạn vẫn nên đi khám hàng năm. Ngoài ra, bác sĩ Amy Crawford-Faucher thuộc Đại học Pittsburgh đưa ra những lưu ý sau: Champs Sports coupons        

- Người thừa cân, có tiểu sử gia đình bị tiểu đường hoặc đang uống thuốc chữa đau đầu mạn tính, tăng huyết áp và/hoặc tiểu đường cần đi kiểm tra sau mỗi 1-2 năm.

- Khi đi khám, không nên bỏ qua các xét nghiệm như chụp nhũ ảnh, nội soi, xét nghiệm máu trong phân nếu được bác sĩ đề nghị.

- Nên tiến hành kiểm tra tổng quát nếu đột ngột thay đổi bác sĩ hoặc cơ sở khám chữa bệnh.

- Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh, có thể đi khám sau mỗi 3-5 năm.